PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ - KỲ 14
Tuesday, June 10, 2014
(tiếp theo}
Nhìn anh Tấn, mái tóc có nhiều sợi bạc trên khuôn mặt dãi dầu sương gió từng trải, tôi hỏi:
- Rồi sau đó thì sao nữa hả anh? Có bị tập trung tù cải tạo không? Khi đó anh cấp bậc gì?
- Trả nợ tụi nó hơn bốn năm chứ ít gì. Tôi khi đó mới thiếu uý thôi mà còn bị vậy. Sau khi được thả, quay về địa phương bị đám công an nó trù dữ quá nên vượt biên nhiều lần mà không lọt. Giờ, ghe thoát ra khỏi nước thì tưởng đã êm nào ngờ. Số phận mình đen quá hả Vũ?
Tôi nhìn lại anh Tấn nhủ thầm: " Số anh đen, tôi cũng đâu có đỏ gì cho cam. Anh Tấn ơi! Số phần tất cả người dân miền Nam VNCH bại trận đều đen như mõm chó kể từ sau cái ngày định mệnh 30 tháng 4 năm đó " rồi tôi ngồi im, chung nỗi buồn với anh.
Chúng tôi quay trở lại chỗ nằm khi thấy có ánh đèn pha của một chiếc xe chạy gần. Tiếng xe chạy đến chỗ căn nhà chúng tôi thì chậm hẳn rồi sau đó nó bỏ chạy luôn. Có lẽ là chiếc xe tuần tiễu ban đêm. Về khuya, vài người ra ngoài nhà muốn đi tiểu nhưng tìm không thấy chỗ vệ sinh ở chung quanh. Đi đâu giải quyết chuyện cần kíp đây? Chúng tôi nhìn nhau ráng nín vậy. Trời sáng dần để thấy bên kia đường có một khu rừng nhỏ dầy đặc những cây bạch đàn. Thôi thì đành phải vào đó cho xong việc. Căn nhà cũng không có nước để rửa mặt mũi nữa. Tôi đi vòng ra bên ngoài nhà quan sát. Khu vực lính Khmer để chúng tôi trú ngụ đầy vẻ hoang phế xưa cũ với các dãy nhà trông in hệt căn cứ hải quân gần bến Bạch Đằng-Sài Gòn. Như vậy, chắc chắn nó được người Pháp xây từ rất lâu trước đây. Những con đường tráng nhựa năm xưa nay đã loang lổ những ổ gà lớn nhỏ trên mặt đường. Hai bên đường giờ mới trông rõ những gốc cây cổ thụ còn sót lại chung với những hàng cây xoài còn non tuổi.
Nơi ở mới còn tệ hơn ngoài đảo Cô Tan vì cho đến quá trưa mà chúng tôi chẳng thấy bóng dáng một người Khmer nào cả. May chúng tôi có mang theo ít bánh ngọt bisquit và nước lã đóng chai khi rời đảo nên tạm giải quyết được cái khát cái đói. Mãi đến gần chiều mới có một chiếc xe quân đội như loại xe Dodge 4 chạy đến, chở một thùng nước nóng khoảng 30 lít và một sọt nhỏ các ổ bánh mì cùng ít nải chuối chín cho chúng tôi. Theo tay chỉ của hai gã lính Khmer trên xe, chúng tôi khệ nệ khiêng các thứ đó vào nhà. Xong việc, chiếc xe chạy mất hút để mặc chúng tôi tự lo liệu với nhau. Nhìn vào sọt, bánh mì đã cũ cứng ngắc, mỗi ổ dài khoảng hai gang tay. Cả thẩy là 37 ổ. Chia mỗi người một bánh mì và phần còn lại chúng tôi chia nhỏ đều cho từng người. Chuối cũng vậy nhưng may mắn đủ hai trái cho mỗi mạng. Nước, vì không có ly cốc, ai khát cứ kê miệng vào cạnh nồi mà uống.
Từ đó cho đến tối khuya cũng chẳng thấy chiếc xe quay lại. Thêm một đêm dài qua đi. Ngày hôm sau, chúng tôi cũng phải chờ cho đến chiều mới gặp lại chiếc xe cùng hai người lính Khmer đó. Lần này, cũng một thùng thiếc đựng nước nóng tương tự nhưng cái sọt lót bằng lá chuối khiêng vào nhà thì không phải bánh mì và chuối như mọi người đã nghĩ. Đầy gần miệng sọt là các củ khoai mì khoai lang luộc chín cùng ít cá khô nướng chín. " Ăn uống kiểu gì kỳ lạ vậy ta! ". Một người trong chúng tôi hỏi và có tiếng đáp: " Cơm cho tù mà ".
Một gã lính Khmer theo chân chúng tôi vào căn nhà. Y giơ tay ra hiệu cho mọi người đứng tập trung lại gần với nhau. Lấy ra một xấp giấy từ túi vải đeo bên hông, y phân phát cho chúng tôi mỗi người một tờ. Đưa thêm cho hai cây viết mực nguyên tử, gã lính miệng nói tiếng Khmer, tay ra dấu ghi lên tờ giấy mới phát. Thấy vài người trong nhóm gật đầu tỏ ý hiểu lời nói, gã lính vội vã bỏ đi. Tai nghe tiếng xe chạy mà mắt nhìn xuống tờ giấy, tôi giật mình khi thấy hai chữ in Bản Khai to tướng ngay chính giữa cùng với những hàng nhỏ: Tên, Năm Sinh, Địa chỉ... theo thứ tự ở dưới. Bản Khai! Nơi đây đã từng giữ người Việt vượt biên bị bắt và có sự cộng tác với chính quyền CS ViệtNam .
- Họ sẽ giải giao mình cho bọn công an. Chết cả đám rồi Vũ ơi! Anh Tấn nhìn tôi ngao ngán.
Cầm tờ giấy Bản Khai trong tay, ai trong chúng tôi cũng thắc mắc ở mục ghi Quá Trình Vượt Biên rồi hỏi nhau mình phải khai như thế nào đây? Anh Tấn nói lớn cho tất cả cùng nghe với bản khai chữ Việt như vậy và nhìn các tấm giấy treo trên tường thì chắc chắn cả bọn mình sẽ gặp cán bộ Việt Cộng. Chỉ chưa biết là khi nào thôi.
- Nhớ đây không phải như hồi ở ngoài đảo Cô Tan đâu nha. Ngoài đó cán bộ Khmer ghi biên bản bằng chữ của họ. Lần này, họ đưa giấy bảo mình tự khai thì ai viết ra lời khai thế nào thì ráng mà nhớ cho kỹ để rủi công an Việt Cộng khi bắt khai lại mới ăn khớp và càng ngắn gọn ít chi tiết thì càng tốt. Anh Tấn nói thêm.
Quả là sự từng trải của người đã ở tù Việt Cộng trong nhiều năm trời. Hai cây viết mực nguyên tử lần lượt được chuyền tay. Không có bàn, chúng tôi phải dùng mặt xi măng láng ở nền nhà để đặt giấy viết. Đến lượt anh Tấn viết xong bản khai, dường như linh cảm một chia tay sắp đến với tôi và Dũng. Anh Tấn xé vỏ gói thuốc lá Apshara, viết địa chỉ của anh rồi đưa cho tôi và Dũng mỗi người một mẩu nhỏ rồi nói: " Đây là địa chỉ của anh, có dịp rảnh thì ghé xuống nhà anh chơi. Anh rất mến hai tụi em ". Tôi và Dũng cũng trao cho anh địa chỉ của hai đứa.
Như ngày hôm qua, đến chiều các gã lính Khmer mới xuất hiện. Dừng xe tắt hẳn máy, họ vẫy chúng tôi đến gần để khiêng hai thùng giấy khá lớn vào nhà. Đặt các thùng giấy nầy ngay trên mặt sàn xi măng, chúng tôi vội mở ra xem. Một thùng đầy nhóc những gói giấy còn thùng kia là các bịch nước mía đá lạnh cùng ống hút nhựa kèm theo. Hai gã lính Khmer đi theo chúng tôi lấy các gói, bịch nước mía ra đưa cho từng người một. Xong họ bỏ đi ra ngoài căn nhà đứng hút thuốc lá và trò chuyện với nhau. Tôi mở gói giấy ra xem. Cơm trắng trộn lẫn với trứng gà chiên-thịt kho-cà chua kiểu như loại cơm chiên Dương Châu trong món ăn Tàu. Chẳng có muỗng nĩa gì cả. Cứ vậy mà bốc ăn bằng tay thôi. Có tiếng người khen:
- Nay cho mình ăn ngon quá vậy ta... Cả nước mía đá lạnh giải khát nữa chứ!
Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười. Ăn vừa xong bữa, có tiếng xe mô tô hai bánh ngừng ngay phía trước cửa. Hai người đàn ông phục sức rất gọn gàng, tay cầm cặp bước đến nói chuyện xì xào nho nhỏ với hai gã Khmer vài câu rồi cả bốn người họ bước vào hẳn bên trong căn nhà. Nhìn hai người mới đến, chúng tôi biết họ là người ViệtNam và quả đúng như vậy. Người mới đến nói giọng miền Bắc:
- Chúng tôi Vũ Văn Dũng và Huỳnh Thới Kỳ thuộc tổng lãnh sự quán ViệtNam tại đây.
Mọi người trong phòng im lặng nhìn hai gã cán bộ Việt Cộng. Đảo mắt khắp lượt chúng tôi, Vũ Văn Dũng hỏi:
- Tại sao các anh lại vượt biên? Hử! Tại sao các anh bỏ nước ra đi? Nói tôi nghe.
Không ai trong chúng tôi lên tiếng trả lời. Vũ Văn Dũng xổ luôn một hơi:
- Nước nhà độc lập thống nhất từ lâu mà vẫn không chịu yên tâm lao động sản xuất. Hở ra là vượt biển vượt biên, gây xáo trộn cho xã hội. Bộ các anh nghĩ cứ sang được bên Mỹ thì bọn Mỹ sẽ coi các anh là ông nội lũ nó chắc. Ở đâu thì ai cũng phải làm mới có cái ăn nghe chưa. Chúng tôi thật xấu hổ khi gặp các anh trong tình cảnh như vầy. Hôm nay, chúng tôi đến để bảo lãnh các anh ra từ tay các đồng chí hải quân nước bạn. Nếu chúng tôi từ chối bảo lãnh, họ sẽ giam các anh cho đến chết. Các anh nghe chưa? Cũng vì tình thương đồng bào ViệtNam cả thôi... Các anh đâu biết.
Nói xong, Vũ Văn Dũng mở miệng cười. Nghe giọng nói, tôi biết y gốc gác người Hà Nội.
Chúng tôi nhìn nhau trong chốc lát. Gã cán bộ Việt Cộng còn lại cất giọng miềnNam :
- Nước nhà còn nhiều khó khăn thì các anh phải thông cảm chứ. Đảng và chính phủ nào muốn vậy. Đừng vượt biên nữa nguy hiểm lắm. Các anh dùng bữa cả rồi phải không? Bản khai ngày hôm qua mọi người đã viết xong hết cả thì đưa đây ngay cho tui.
Chúng tôi lục tục gom các tờ giấy đưa lại cho hai gã cán bộ Việt Cộng. Gã người Bắc sắp xếp gọn các tờ giấy rồi y cầm đọc lướt vài tờ xong ngẩng đầu lên nhìn đám chúng tôi, nói:
- Lãnh sự quán sẽ theo từng địa chỉ ghi trong đây để gửi về địa phương thông báo sự vụ các anh. Nhưng chúng tôi biết các anh chỉ ghi láo ghi lếu cả thôi. Rồi y đọc tên một người cùng địa chỉ người đó trong tờ giấy và tiếp: " Đây nhá, thử đến ngay địa phương... rồi hỏi chính quyền xem biết liền. Có người tên như vầy thì cứ đem đầu tôi ra mà chặt. Xong, y cười hì hì, lộ vẻ khoái trá. " Làm cho có thủ tục vậy thôi. Bây giờ các anh được trả tự do cả đấy ".
Tôi và anh Tấn khẽ nhìn nhau. Đúng y boong lời hắn nói. Không ai trong chúng tôi viết đúng tên cùng địa chỉ trong tờ giấy Bản Khai. Rõ ra kinh nghiệm của một cán bộ ngoại giao Việt Cộng đã từng tiếp xúc nhiều phen với người vượt biên trên đất Khmer. Một người trong chúng tôi giơ tay, hỏi vội:
- Cán bộ nói chúng tôi được trả tự do, tôi rất mừng nhưng làm sao về được tới ViệtNam ? Không ai còn đồng tiền trong người, hải tặc lột sạch hết cả.
Vũ Văn Dũng nhìn người vừa hỏi sau đó đảo mắt qua cả đám chúng tôi, y gằn từng tiếng:
- Chúng tôi không cần biết chuyện đó. Các anh sang đây được thì các anh phải về ViệtNam được. Bảo lãnh cho các anh ra khỏi đây, đã thể hiện tình cảm với các anh lắm rồi.
Nghe gã cán bộ trả lời như vậy, tôi liền nói:
- Cán bộ ơi, nghe giọng cán bộ tôi biết người gốc Hà Nội. Tôi cũng người gốc Hà Nội đây. Cán bộ nói tình thương đồng bào thì xin thương cho trót. Cố giúp chúng tôi có phương tiện để về tới Nông Pênh cũng được. Đến đó rồi chúng tôi sẽ liệu tiếp.
Nhìn tôi, Vũ Văn Dũng lắc đầu, nói chậm rãi dứt khoát:
- Lãnh sự quán không có tiền. Biết hoàn cảnh các anh chứ nhưng thực sự chúng tôi cũng không có tiền... Anh hiểu chưa!
Tay Việt Cộng miềnNam nghe hai bên đối đáp như vậy liền xen vào, giọng y nhỏ nhẹ:
- Mong các anh thông cảm. Ngân khoản của lãnh sự quán hạn hẹp lắm. Bây giờ ít có vụ vượt biên chứ trước đây hầu như vài ngày tụi tui cứ phải đi lãnh người Việt ra hoài. Thôi! Các anh ráng xoay trở làm sao đó thì làm nghe.
Tôi, anh Tấn và thằng Dũng nhìn nhau rồi kín đáo lắc đầu, thầm nghĩ cán bộ Việt Cộng nói như vậy thì hết cách. Vừa lúc, một xe tải nhà binh chạy đến và ngừng ngay ở ngoài sân phía trước căn nhà. Một lính Khmer bước xuống và ra dấu cho cả bọn chúng tôi trèo lên thùng xe. Hai cán bộ Việt Cộng vẫn đứng yên trên thềm nhà chuyện trò với lính Khmer của chiếc xe đến trước. Khi chúng tôi trèo lên thùng xe xong xuôi, xe tải nhà binh từ từ lăn bánh chạy vòng vèo trong khu vực. Đúng đây là một trại hải quân vì huy hiệu quân đội Khmer với cái mỏ neo ở chính giữa được treo trên cửa ra vào của một tòa nhà khá lớn. Nhà cửa nơi đây cùng một kiểu Pháp giống y khu hải quân tại cảng Bạch Đằng-Sài Gòn. Ba người Khmer đang đi dọc theo con đường và một trong số họ vẫy tay thân ái với chúng tôi. Đây đó, vài trẻ em Khmer chạy chơi, đùa giỡn gần các căn nhà. Khói lam từ một nhà bếp mang mùi thơm của thức ăn theo gió chiều đến tận xe chúng tôi. Hai phụ nữ, người quấn xà rông đang ngồi bên nhau trên ghế trước cửa một căn nhà dõi mắt nhìn chiếc xe chở chúng tôi chạy ngang qua. Trời bắt đầu xâm xẩm tối rồi. Gã lãnh sự Vũ Văn Dũng nói chúng tôi được trả tự do nhưng không biết xe sẽ chở cả nhóm đi đâu đây? Qua hết các dẫy nhà, xe bắt đầu ra khỏi cổng căn cứ hải quân và chạy vào vùng ngoại ô. Những ruộng lúa cùng các căn nhà sàn vách gỗ mái ngói đỏ nằm rải rác cạnh vệ đường. Nước Khmer sau hoạ diệt chủng của chế độ PolPot chỉ còn ít dân nên đất đai bỏ hoang rất nhiều. Xe vào thành phố, chạy vòng vèo trong các khu thị tứ hoặc trên các con đường với hai hàng cây tương tự như các con phố ở Sài Gòn. Các cửa tiệm đã mở đèn sáng chưng. Sau cùng, xe ngừng tại một bến xe nằm đối diện với một khu chợ khá sầm uất. Hai lính Khmer từ cabin bước xuống và ra dấu cho chúng tôi phải rời khỏi xe họ ngay. Lần lượt kẻ trước người sau nhẩy ngay xuống đất và tức khắc, xe tải nhà binh đánh một đường vòng rồi quay đầu bỏ chạy thẳng.
- Rồi sau đó thì sao nữa hả anh? Có bị tập trung tù cải tạo không? Khi đó anh cấp bậc gì?
- Trả nợ tụi nó hơn bốn năm chứ ít gì. Tôi khi đó mới thiếu uý thôi mà còn bị vậy. Sau khi được thả, quay về địa phương bị đám công an nó trù dữ quá nên vượt biên nhiều lần mà không lọt. Giờ, ghe thoát ra khỏi nước thì tưởng đã êm nào ngờ. Số phận mình đen quá hả Vũ?
Tôi nhìn lại anh Tấn nhủ thầm: " Số anh đen, tôi cũng đâu có đỏ gì cho cam. Anh Tấn ơi! Số phần tất cả người dân miền Nam VNCH bại trận đều đen như mõm chó kể từ sau cái ngày định mệnh 30 tháng 4 năm đó " rồi tôi ngồi im, chung nỗi buồn với anh.
Chúng tôi quay trở lại chỗ nằm khi thấy có ánh đèn pha của một chiếc xe chạy gần. Tiếng xe chạy đến chỗ căn nhà chúng tôi thì chậm hẳn rồi sau đó nó bỏ chạy luôn. Có lẽ là chiếc xe tuần tiễu ban đêm. Về khuya, vài người ra ngoài nhà muốn đi tiểu nhưng tìm không thấy chỗ vệ sinh ở chung quanh. Đi đâu giải quyết chuyện cần kíp đây? Chúng tôi nhìn nhau ráng nín vậy. Trời sáng dần để thấy bên kia đường có một khu rừng nhỏ dầy đặc những cây bạch đàn. Thôi thì đành phải vào đó cho xong việc. Căn nhà cũng không có nước để rửa mặt mũi nữa. Tôi đi vòng ra bên ngoài nhà quan sát. Khu vực lính Khmer để chúng tôi trú ngụ đầy vẻ hoang phế xưa cũ với các dãy nhà trông in hệt căn cứ hải quân gần bến Bạch Đằng-Sài Gòn. Như vậy, chắc chắn nó được người Pháp xây từ rất lâu trước đây. Những con đường tráng nhựa năm xưa nay đã loang lổ những ổ gà lớn nhỏ trên mặt đường. Hai bên đường giờ mới trông rõ những gốc cây cổ thụ còn sót lại chung với những hàng cây xoài còn non tuổi.
Nơi ở mới còn tệ hơn ngoài đảo Cô Tan vì cho đến quá trưa mà chúng tôi chẳng thấy bóng dáng một người Khmer nào cả. May chúng tôi có mang theo ít bánh ngọt bisquit và nước lã đóng chai khi rời đảo nên tạm giải quyết được cái khát cái đói. Mãi đến gần chiều mới có một chiếc xe quân đội như loại xe Dodge 4 chạy đến, chở một thùng nước nóng khoảng 30 lít và một sọt nhỏ các ổ bánh mì cùng ít nải chuối chín cho chúng tôi. Theo tay chỉ của hai gã lính Khmer trên xe, chúng tôi khệ nệ khiêng các thứ đó vào nhà. Xong việc, chiếc xe chạy mất hút để mặc chúng tôi tự lo liệu với nhau. Nhìn vào sọt, bánh mì đã cũ cứng ngắc, mỗi ổ dài khoảng hai gang tay. Cả thẩy là 37 ổ. Chia mỗi người một bánh mì và phần còn lại chúng tôi chia nhỏ đều cho từng người. Chuối cũng vậy nhưng may mắn đủ hai trái cho mỗi mạng. Nước, vì không có ly cốc, ai khát cứ kê miệng vào cạnh nồi mà uống.
Từ đó cho đến tối khuya cũng chẳng thấy chiếc xe quay lại. Thêm một đêm dài qua đi. Ngày hôm sau, chúng tôi cũng phải chờ cho đến chiều mới gặp lại chiếc xe cùng hai người lính Khmer đó. Lần này, cũng một thùng thiếc đựng nước nóng tương tự nhưng cái sọt lót bằng lá chuối khiêng vào nhà thì không phải bánh mì và chuối như mọi người đã nghĩ. Đầy gần miệng sọt là các củ khoai mì khoai lang luộc chín cùng ít cá khô nướng chín. " Ăn uống kiểu gì kỳ lạ vậy ta! ". Một người trong chúng tôi hỏi và có tiếng đáp: " Cơm cho tù mà ".
Một gã lính Khmer theo chân chúng tôi vào căn nhà. Y giơ tay ra hiệu cho mọi người đứng tập trung lại gần với nhau. Lấy ra một xấp giấy từ túi vải đeo bên hông, y phân phát cho chúng tôi mỗi người một tờ. Đưa thêm cho hai cây viết mực nguyên tử, gã lính miệng nói tiếng Khmer, tay ra dấu ghi lên tờ giấy mới phát. Thấy vài người trong nhóm gật đầu tỏ ý hiểu lời nói, gã lính vội vã bỏ đi. Tai nghe tiếng xe chạy mà mắt nhìn xuống tờ giấy, tôi giật mình khi thấy hai chữ in Bản Khai to tướng ngay chính giữa cùng với những hàng nhỏ: Tên, Năm Sinh, Địa chỉ... theo thứ tự ở dưới. Bản Khai! Nơi đây đã từng giữ người Việt vượt biên bị bắt và có sự cộng tác với chính quyền CS Việt
- Họ sẽ giải giao mình cho bọn công an. Chết cả đám rồi Vũ ơi! Anh Tấn nhìn tôi ngao ngán.
Cầm tờ giấy Bản Khai trong tay, ai trong chúng tôi cũng thắc mắc ở mục ghi Quá Trình Vượt Biên rồi hỏi nhau mình phải khai như thế nào đây? Anh Tấn nói lớn cho tất cả cùng nghe với bản khai chữ Việt như vậy và nhìn các tấm giấy treo trên tường thì chắc chắn cả bọn mình sẽ gặp cán bộ Việt Cộng. Chỉ chưa biết là khi nào thôi.
- Nhớ đây không phải như hồi ở ngoài đảo Cô Tan đâu nha. Ngoài đó cán bộ Khmer ghi biên bản bằng chữ của họ. Lần này, họ đưa giấy bảo mình tự khai thì ai viết ra lời khai thế nào thì ráng mà nhớ cho kỹ để rủi công an Việt Cộng khi bắt khai lại mới ăn khớp và càng ngắn gọn ít chi tiết thì càng tốt. Anh Tấn nói thêm.
Quả là sự từng trải của người đã ở tù Việt Cộng trong nhiều năm trời. Hai cây viết mực nguyên tử lần lượt được chuyền tay. Không có bàn, chúng tôi phải dùng mặt xi măng láng ở nền nhà để đặt giấy viết. Đến lượt anh Tấn viết xong bản khai, dường như linh cảm một chia tay sắp đến với tôi và Dũng. Anh Tấn xé vỏ gói thuốc lá Apshara, viết địa chỉ của anh rồi đưa cho tôi và Dũng mỗi người một mẩu nhỏ rồi nói: " Đây là địa chỉ của anh, có dịp rảnh thì ghé xuống nhà anh chơi. Anh rất mến hai tụi em ". Tôi và Dũng cũng trao cho anh địa chỉ của hai đứa.
Như ngày hôm qua, đến chiều các gã lính Khmer mới xuất hiện. Dừng xe tắt hẳn máy, họ vẫy chúng tôi đến gần để khiêng hai thùng giấy khá lớn vào nhà. Đặt các thùng giấy nầy ngay trên mặt sàn xi măng, chúng tôi vội mở ra xem. Một thùng đầy nhóc những gói giấy còn thùng kia là các bịch nước mía đá lạnh cùng ống hút nhựa kèm theo. Hai gã lính Khmer đi theo chúng tôi lấy các gói, bịch nước mía ra đưa cho từng người một. Xong họ bỏ đi ra ngoài căn nhà đứng hút thuốc lá và trò chuyện với nhau. Tôi mở gói giấy ra xem. Cơm trắng trộn lẫn với trứng gà chiên-thịt kho-cà chua kiểu như loại cơm chiên Dương Châu trong món ăn Tàu. Chẳng có muỗng nĩa gì cả. Cứ vậy mà bốc ăn bằng tay thôi. Có tiếng người khen:
- Nay cho mình ăn ngon quá vậy ta... Cả nước mía đá lạnh giải khát nữa chứ!
Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười. Ăn vừa xong bữa, có tiếng xe mô tô hai bánh ngừng ngay phía trước cửa. Hai người đàn ông phục sức rất gọn gàng, tay cầm cặp bước đến nói chuyện xì xào nho nhỏ với hai gã Khmer vài câu rồi cả bốn người họ bước vào hẳn bên trong căn nhà. Nhìn hai người mới đến, chúng tôi biết họ là người Việt
- Chúng tôi Vũ Văn Dũng và Huỳnh Thới Kỳ thuộc tổng lãnh sự quán Việt
Mọi người trong phòng im lặng nhìn hai gã cán bộ Việt Cộng. Đảo mắt khắp lượt chúng tôi, Vũ Văn Dũng hỏi:
- Tại sao các anh lại vượt biên? Hử! Tại sao các anh bỏ nước ra đi? Nói tôi nghe.
Không ai trong chúng tôi lên tiếng trả lời. Vũ Văn Dũng xổ luôn một hơi:
- Nước nhà độc lập thống nhất từ lâu mà vẫn không chịu yên tâm lao động sản xuất. Hở ra là vượt biển vượt biên, gây xáo trộn cho xã hội. Bộ các anh nghĩ cứ sang được bên Mỹ thì bọn Mỹ sẽ coi các anh là ông nội lũ nó chắc. Ở đâu thì ai cũng phải làm mới có cái ăn nghe chưa. Chúng tôi thật xấu hổ khi gặp các anh trong tình cảnh như vầy. Hôm nay, chúng tôi đến để bảo lãnh các anh ra từ tay các đồng chí hải quân nước bạn. Nếu chúng tôi từ chối bảo lãnh, họ sẽ giam các anh cho đến chết. Các anh nghe chưa? Cũng vì tình thương đồng bào Việt
Nói xong, Vũ Văn Dũng mở miệng cười. Nghe giọng nói, tôi biết y gốc gác người Hà Nội.
Chúng tôi nhìn nhau trong chốc lát. Gã cán bộ Việt Cộng còn lại cất giọng miền
- Nước nhà còn nhiều khó khăn thì các anh phải thông cảm chứ. Đảng và chính phủ nào muốn vậy. Đừng vượt biên nữa nguy hiểm lắm. Các anh dùng bữa cả rồi phải không? Bản khai ngày hôm qua mọi người đã viết xong hết cả thì đưa đây ngay cho tui.
Chúng tôi lục tục gom các tờ giấy đưa lại cho hai gã cán bộ Việt Cộng. Gã người Bắc sắp xếp gọn các tờ giấy rồi y cầm đọc lướt vài tờ xong ngẩng đầu lên nhìn đám chúng tôi, nói:
- Lãnh sự quán sẽ theo từng địa chỉ ghi trong đây để gửi về địa phương thông báo sự vụ các anh. Nhưng chúng tôi biết các anh chỉ ghi láo ghi lếu cả thôi. Rồi y đọc tên một người cùng địa chỉ người đó trong tờ giấy và tiếp: " Đây nhá, thử đến ngay địa phương... rồi hỏi chính quyền xem biết liền. Có người tên như vầy thì cứ đem đầu tôi ra mà chặt. Xong, y cười hì hì, lộ vẻ khoái trá. " Làm cho có thủ tục vậy thôi. Bây giờ các anh được trả tự do cả đấy ".
Tôi và anh Tấn khẽ nhìn nhau. Đúng y boong lời hắn nói. Không ai trong chúng tôi viết đúng tên cùng địa chỉ trong tờ giấy Bản Khai. Rõ ra kinh nghiệm của một cán bộ ngoại giao Việt Cộng đã từng tiếp xúc nhiều phen với người vượt biên trên đất Khmer. Một người trong chúng tôi giơ tay, hỏi vội:
- Cán bộ nói chúng tôi được trả tự do, tôi rất mừng nhưng làm sao về được tới Việt
Vũ Văn Dũng nhìn người vừa hỏi sau đó đảo mắt qua cả đám chúng tôi, y gằn từng tiếng:
- Chúng tôi không cần biết chuyện đó. Các anh sang đây được thì các anh phải về Việt
Nghe gã cán bộ trả lời như vậy, tôi liền nói:
- Cán bộ ơi, nghe giọng cán bộ tôi biết người gốc Hà Nội. Tôi cũng người gốc Hà Nội đây. Cán bộ nói tình thương đồng bào thì xin thương cho trót. Cố giúp chúng tôi có phương tiện để về tới Nông Pênh cũng được. Đến đó rồi chúng tôi sẽ liệu tiếp.
Nhìn tôi, Vũ Văn Dũng lắc đầu, nói chậm rãi dứt khoát:
- Lãnh sự quán không có tiền. Biết hoàn cảnh các anh chứ nhưng thực sự chúng tôi cũng không có tiền... Anh hiểu chưa!
Tay Việt Cộng miền
- Mong các anh thông cảm. Ngân khoản của lãnh sự quán hạn hẹp lắm. Bây giờ ít có vụ vượt biên chứ trước đây hầu như vài ngày tụi tui cứ phải đi lãnh người Việt ra hoài. Thôi! Các anh ráng xoay trở làm sao đó thì làm nghe.
Tôi, anh Tấn và thằng Dũng nhìn nhau rồi kín đáo lắc đầu, thầm nghĩ cán bộ Việt Cộng nói như vậy thì hết cách. Vừa lúc, một xe tải nhà binh chạy đến và ngừng ngay ở ngoài sân phía trước căn nhà. Một lính Khmer bước xuống và ra dấu cho cả bọn chúng tôi trèo lên thùng xe. Hai cán bộ Việt Cộng vẫn đứng yên trên thềm nhà chuyện trò với lính Khmer của chiếc xe đến trước. Khi chúng tôi trèo lên thùng xe xong xuôi, xe tải nhà binh từ từ lăn bánh chạy vòng vèo trong khu vực. Đúng đây là một trại hải quân vì huy hiệu quân đội Khmer với cái mỏ neo ở chính giữa được treo trên cửa ra vào của một tòa nhà khá lớn. Nhà cửa nơi đây cùng một kiểu Pháp giống y khu hải quân tại cảng Bạch Đằng-Sài Gòn. Ba người Khmer đang đi dọc theo con đường và một trong số họ vẫy tay thân ái với chúng tôi. Đây đó, vài trẻ em Khmer chạy chơi, đùa giỡn gần các căn nhà. Khói lam từ một nhà bếp mang mùi thơm của thức ăn theo gió chiều đến tận xe chúng tôi. Hai phụ nữ, người quấn xà rông đang ngồi bên nhau trên ghế trước cửa một căn nhà dõi mắt nhìn chiếc xe chở chúng tôi chạy ngang qua. Trời bắt đầu xâm xẩm tối rồi. Gã lãnh sự Vũ Văn Dũng nói chúng tôi được trả tự do nhưng không biết xe sẽ chở cả nhóm đi đâu đây? Qua hết các dẫy nhà, xe bắt đầu ra khỏi cổng căn cứ hải quân và chạy vào vùng ngoại ô. Những ruộng lúa cùng các căn nhà sàn vách gỗ mái ngói đỏ nằm rải rác cạnh vệ đường. Nước Khmer sau hoạ diệt chủng của chế độ PolPot chỉ còn ít dân nên đất đai bỏ hoang rất nhiều. Xe vào thành phố, chạy vòng vèo trong các khu thị tứ hoặc trên các con đường với hai hàng cây tương tự như các con phố ở Sài Gòn. Các cửa tiệm đã mở đèn sáng chưng. Sau cùng, xe ngừng tại một bến xe nằm đối diện với một khu chợ khá sầm uất. Hai lính Khmer từ cabin bước xuống và ra dấu cho chúng tôi phải rời khỏi xe họ ngay. Lần lượt kẻ trước người sau nhẩy ngay xuống đất và tức khắc, xe tải nhà binh đánh một đường vòng rồi quay đầu bỏ chạy thẳng.
(còn tiếp)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment