PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ - KỲ 13
Wednesday, June 4, 2014
(tiếp theo)
Hôm nay là ngày tàu nhổ neo chạy về Kompong Som. Nhà bếp tổ chức ăn chung cho toàn đảo ngay tại căn nhà Truyền Thống như một bữa tiệc nhỏ. Sau bữa cơm, chúng tôi và lính Khmer đã thân ái ôm chào tạm biệt nhau trong những giọt nước mắt. Ông lớn mắt rướm lệ trên khoé, thân ái cầm tay cháu Sang đi theo ra tận cầu tàu. Phút biệt ly đến làm ai cũng một tâm trạng buồn bã. Chỉ một thời gian sống chung với nhau ngắn ngủi mà tình cảm chúng tôi tự nhiên gắn bó với lính Khmer như người thân thích ruột thịt. Chia tay với ông lớn với Sok Sammath, người đầu bếp cùng các người lính Khmer trên đảo, chúng tôi bồi hồi bước lên con tàu. Tàu đột ngột kéo một hồi còi thật dài trước khi rời đảo. Từ trên boong, tôi quay đầu nhìn về phía cầu tàu nơi những người lính Khmer vẫn đang đứng yên tại chỗ. Tạm biệt các ân nhân... tạm biệt Cô Tan. Một hòn đảo với đầy kỷ niệm đẹp trong lòng tôi.
Giờ đây, chúng tôi đứng ngồi hoặc nằm la liệt đây đó trên boong tàu rộng rãi. Tàu tuy lớn nhưng chỉ võ trang bằng hai cây súng đại liên 12 ly 7 ở trước mũi và phía sau lái. Dưới hầm và mặt boong tàu đầy nhóc những sọt cần xé dừa khô quà của đảo tặng cho các chiến sĩ trên tàu. Tàu chạy chậm rãi, êm ả khá lâu trên biển. Đó đây, vài cánh chim hải âu lướt vội qua đầu chúng tôi. Chập choạng tối, tàu tiến đến gần Kompong Som, hải cảng biển nước sâu duy nhất của quốc gia Khmer. Có một thời kỳ, Kompong Som mang tên Sihanoukville là tên vị quốc vương Norodom Sihanouk. Tôi biết Kompong Som có các bãi biển rất đẹp thu hút khách du nước ngoài nằm dọc theo cảng. Vì trời đã xẩm tối nên dù hết sức để ý, tôi chẳng thấy các bãi biển du lịch đâu cả. Sau cùng tàu vào hẳn trong cảng. Ánh sáng rực rỡ từ các con tàu bỏ neo nằm ở bến, từ các nhà kho và bãi trên bờ hắt mầu vàng lung linh trên mặt nước biển. Cảng Kompong Som xem ra phồn thịnh hơn so với cảng Bạch Đằng tại Sài gòn.
Tàu cập bến, chúng tôi được lệnh trèo lên một chiếc xe tải nhà binh phủ bạt che kín nằm pha đèn ở trên bờ. Xe chở chúng tôi chạy thẳng vào một doanh trại của hải quân Khmer nằm không xa hải cảng. Xe ngừng tại một dãy nhà lớn, những người Khmer trên xe bàn giao chúng tôi cho vài cán bộ Khmer đứng chờ sẵn. Rồi, các cán bộ Khmer ra dấu cho chúng tôi đi vào một căn nhà to rộng nằm trong dãy nhà. Dưới ánh vàng vọt của bóng đèn tròn duy nhất gắn trên trần, nơi chúng tôi ở tối nay chỉ là nền nhà xi măng mà không có bất kỳ vật dụng nào khác. Cán bộ Khmer lại không biết tiếng Việt, chỉ lấy tay ra dấu. Trên tường có dán các tấm giấy ghi những câu tiếng Việt như: Không được đi ra khỏi khu vực. Luôn giữ trật tự trong sinh hoạt. Khai báo trung thực sự việc cho cán bộ. Những tấm giấy làm cho chúng tôi hoang mang, lo lắng. Mọi người tản ra, tự kiếm chỗ nghỉ ngơi trong căn nhà đêm nay. Căn nhà tương tự một phòng giam rộng lớn chỉ khác ở chỗ không có các song sắt và cửa khóa chặt cùng với công an canh gác bên ngoài. Có lẽ trước đây là một nhà kho hay một cơ xưởng gì đó của hải quân Khmer. Dũng ngồi gần bên tôi, nói nhỏ:
- Tệ hơn lúc ngoài đảo Cô Tan. Coi bộ không khá mầy Vũ.
Ai trong chúng tôi cũng chung một nhận xét như thằng Dũng. Lạ chỗ và lo lắng cho ngày sắp tới khiến tôi không sao chợp mắt, yên giấc.
Nằm trằn trọc mãi vẫn không ngủ được, tôi và anh Tấn kéo nhau ra phía bên ngoài hành lang căn nhà ngồi nói chuyện cho qua đêm. Ánh sáng từ các nơi trong khu vực phản chiếu cho thấy căn nhà nơi chúng tôi ở biệt lập hẳn với các dãy nhà khác nằm khá xa chung quanh. Con đường phía trước căn nhà được trồng lẫn lộn những cây cao, thấp với khoảng cách đều nhau. Không biết loại cây gì nhưng nhìn chúng, làm tôi thấy lại hình ảnh đường phố Sài Gòn. Chỗ chúng tôi ở im vắng quá, lỡ có xẩy ra chuyện gì thì cũng chẳng ai biết cho và cũng không biết cầu cứu với ai nữa. Anh Tấn móc thuốc lá ra hút rồi kể chuyện về bản thân:
- Tôi người tỉnh Cần Thơ quận Thốt Nốt, đi lính sư đoàn 25 bộ binh VNCH mình đó Vũ. Tôi đồn trú trong căn cứ Đồng Dù ở vùng Củ Chi-Hậu Nghĩa. Vũ biết Đồng Dù nguyên là căn cứ của một sư đoàn Mỹ bàn giao lại khi họ rút về nước. Thực ra căn cứ có tên Hoàng Diệu, còn Đồng Dù là bọn Việt Cộng gọi vậy. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 đơn vị tôi theo chân sư đoàn rút bỏ Đồng Dù chạy về Sài Gòn sau khi Việt Cộng tràn ngập căn cứ. Cả đơn vị bỏ chạy nhưng khi vừa tới cầu Bông gần Hóc Môn-Thành Ông Năm thì kẹt lại. Đường phía trước mặt đã bị đặc công Việt Cộng chiếm mất, phía đằng sau thì đại binh của chúng đang truy đuổi sát nút. Bọn chúng tôi đành phải dạt vào một cánh đồng lúa rộng lớn khá xa đường lộ. Dàn trận tại đây trong các hố cá nhân đào vội dưới gốc cây của rặng trâm bầu sát cạnh các thửa ruộng hoặc nấp sau các thân xe tăng M 113, xe GMC... Chúng tôi thấy từng đoàn quân xa Molotova, xe tăng T 54, PT 76... của Việt Cộng chạy khơi khơi trên mặt lộ không xa lắm. Đường về Sài gòn bị địch cắt đứt, chúng tôi kẹt ở giữa cánh đồng lúa. Cố sức liên lạc truyền tin với cấp chỉ huy cũng không được. Dường như không có người trực máy vì chúng tôi gọi tới gọi lui nhiều lần mà không có ai trả lời. Sau mới biết đám trực máy đã bỏ chạy di tản hết cả. Khi đó, chúng tôi hoang mang lắm, không biết sẽ phải làm gì? Đoàn xe Việt Cộng chạy nối đuôi nhau trên đường lộ cũng trông thấy chúng tôi chứ Vũ nhưng chúng bỏ mặc, không đánh mà chỉ tiếp tục hành quân về Sài gòn thôi. Trận đánh lần đó rất lạ Vũ à! Làm như mục tiêu tiến chiếm của Việt Cộng là Sài gòn và chúng phải vào đó càng nhanh càng tốt. Hễ nơi nào mà phe bên mình chống lại thì chúng mới đánh, còn không thì chúng phớt lờ coi như không thấy.
Rít thêm một hơi thuốc Apshara, anh Tấn kể tiếp trong làn khói trắng phà ra từ hai lỗ mũi.
Giờ đây, chúng tôi đứng ngồi hoặc nằm la liệt đây đó trên boong tàu rộng rãi. Tàu tuy lớn nhưng chỉ võ trang bằng hai cây súng đại liên 12 ly 7 ở trước mũi và phía sau lái. Dưới hầm và mặt boong tàu đầy nhóc những sọt cần xé dừa khô quà của đảo tặng cho các chiến sĩ trên tàu. Tàu chạy chậm rãi, êm ả khá lâu trên biển. Đó đây, vài cánh chim hải âu lướt vội qua đầu chúng tôi. Chập choạng tối, tàu tiến đến gần Kompong Som, hải cảng biển nước sâu duy nhất của quốc gia Khmer. Có một thời kỳ, Kompong Som mang tên Sihanoukville là tên vị quốc vương Norodom Sihanouk. Tôi biết Kompong Som có các bãi biển rất đẹp thu hút khách du nước ngoài nằm dọc theo cảng. Vì trời đã xẩm tối nên dù hết sức để ý, tôi chẳng thấy các bãi biển du lịch đâu cả. Sau cùng tàu vào hẳn trong cảng. Ánh sáng rực rỡ từ các con tàu bỏ neo nằm ở bến, từ các nhà kho và bãi trên bờ hắt mầu vàng lung linh trên mặt nước biển. Cảng Kompong Som xem ra phồn thịnh hơn so với cảng Bạch Đằng tại Sài gòn.
Tàu cập bến, chúng tôi được lệnh trèo lên một chiếc xe tải nhà binh phủ bạt che kín nằm pha đèn ở trên bờ. Xe chở chúng tôi chạy thẳng vào một doanh trại của hải quân Khmer nằm không xa hải cảng. Xe ngừng tại một dãy nhà lớn, những người Khmer trên xe bàn giao chúng tôi cho vài cán bộ Khmer đứng chờ sẵn. Rồi, các cán bộ Khmer ra dấu cho chúng tôi đi vào một căn nhà to rộng nằm trong dãy nhà. Dưới ánh vàng vọt của bóng đèn tròn duy nhất gắn trên trần, nơi chúng tôi ở tối nay chỉ là nền nhà xi măng mà không có bất kỳ vật dụng nào khác. Cán bộ Khmer lại không biết tiếng Việt, chỉ lấy tay ra dấu. Trên tường có dán các tấm giấy ghi những câu tiếng Việt như: Không được đi ra khỏi khu vực. Luôn giữ trật tự trong sinh hoạt. Khai báo trung thực sự việc cho cán bộ. Những tấm giấy làm cho chúng tôi hoang mang, lo lắng. Mọi người tản ra, tự kiếm chỗ nghỉ ngơi trong căn nhà đêm nay. Căn nhà tương tự một phòng giam rộng lớn chỉ khác ở chỗ không có các song sắt và cửa khóa chặt cùng với công an canh gác bên ngoài. Có lẽ trước đây là một nhà kho hay một cơ xưởng gì đó của hải quân Khmer. Dũng ngồi gần bên tôi, nói nhỏ:
- Tệ hơn lúc ngoài đảo Cô Tan. Coi bộ không khá mầy Vũ.
Ai trong chúng tôi cũng chung một nhận xét như thằng Dũng. Lạ chỗ và lo lắng cho ngày sắp tới khiến tôi không sao chợp mắt, yên giấc.
Nằm trằn trọc mãi vẫn không ngủ được, tôi và anh Tấn kéo nhau ra phía bên ngoài hành lang căn nhà ngồi nói chuyện cho qua đêm. Ánh sáng từ các nơi trong khu vực phản chiếu cho thấy căn nhà nơi chúng tôi ở biệt lập hẳn với các dãy nhà khác nằm khá xa chung quanh. Con đường phía trước căn nhà được trồng lẫn lộn những cây cao, thấp với khoảng cách đều nhau. Không biết loại cây gì nhưng nhìn chúng, làm tôi thấy lại hình ảnh đường phố Sài Gòn. Chỗ chúng tôi ở im vắng quá, lỡ có xẩy ra chuyện gì thì cũng chẳng ai biết cho và cũng không biết cầu cứu với ai nữa. Anh Tấn móc thuốc lá ra hút rồi kể chuyện về bản thân:
- Tôi người tỉnh Cần Thơ quận Thốt Nốt, đi lính sư đoàn 25 bộ binh VNCH mình đó Vũ. Tôi đồn trú trong căn cứ Đồng Dù ở vùng Củ Chi-Hậu Nghĩa. Vũ biết Đồng Dù nguyên là căn cứ của một sư đoàn Mỹ bàn giao lại khi họ rút về nước. Thực ra căn cứ có tên Hoàng Diệu, còn Đồng Dù là bọn Việt Cộng gọi vậy. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 đơn vị tôi theo chân sư đoàn rút bỏ Đồng Dù chạy về Sài Gòn sau khi Việt Cộng tràn ngập căn cứ. Cả đơn vị bỏ chạy nhưng khi vừa tới cầu Bông gần Hóc Môn-Thành Ông Năm thì kẹt lại. Đường phía trước mặt đã bị đặc công Việt Cộng chiếm mất, phía đằng sau thì đại binh của chúng đang truy đuổi sát nút. Bọn chúng tôi đành phải dạt vào một cánh đồng lúa rộng lớn khá xa đường lộ. Dàn trận tại đây trong các hố cá nhân đào vội dưới gốc cây của rặng trâm bầu sát cạnh các thửa ruộng hoặc nấp sau các thân xe tăng M 113, xe GMC... Chúng tôi thấy từng đoàn quân xa Molotova, xe tăng T 54, PT 76... của Việt Cộng chạy khơi khơi trên mặt lộ không xa lắm. Đường về Sài gòn bị địch cắt đứt, chúng tôi kẹt ở giữa cánh đồng lúa. Cố sức liên lạc truyền tin với cấp chỉ huy cũng không được. Dường như không có người trực máy vì chúng tôi gọi tới gọi lui nhiều lần mà không có ai trả lời. Sau mới biết đám trực máy đã bỏ chạy di tản hết cả. Khi đó, chúng tôi hoang mang lắm, không biết sẽ phải làm gì? Đoàn xe Việt Cộng chạy nối đuôi nhau trên đường lộ cũng trông thấy chúng tôi chứ Vũ nhưng chúng bỏ mặc, không đánh mà chỉ tiếp tục hành quân về Sài gòn thôi. Trận đánh lần đó rất lạ Vũ à! Làm như mục tiêu tiến chiếm của Việt Cộng là Sài gòn và chúng phải vào đó càng nhanh càng tốt. Hễ nơi nào mà phe bên mình chống lại thì chúng mới đánh, còn không thì chúng phớt lờ coi như không thấy.
Rít thêm một hơi thuốc Apshara, anh Tấn kể tiếp trong làn khói trắng phà ra từ hai lỗ mũi.
- Khoảng 4 giờ chiều hôm đó khi đang ngồi dưới hố cá nhân, tai tôi nghe tiếng trực thăng bay rất gần rồi gần hơn. Tôi vội nhổm dậy nhìn và thấy rõ ràng một UH đang bay thật thấp hướng về phía chúng tôi. Những người lính khác trong đơn vị cũng thấy chiếc trực thăng và đều nghĩ nó đến để yểm trợ đây. Có yểm trợ của trực thăng, tinh thần tụi tôi phấn chấn hẳn. Tôi nhìn lại vũ khí của mình rồi dõi mắt theo chiếc máy bay, miệng nhủ thầm chuẩn bị tinh thần để tác chiến. Chiếc trực thăng bay gần tới thì bị trúng đạn của bọn Việt Cộng từ hướng nào không rõ bắn lên. Một vệt khói đen từ máy bay tỏa ra và tiếng động cơ của nó đã khác. Máy bay lảo đảo thật thấp về phía đội hình chúng tôi và nó rớt sau một rặng cây không xa lắm. Tiếng máy bay im bặt trả lại sự im ắng của khu vực trong sự thương tiếc của tôi cùng những người lính có mặt. Vũ biết trong những lần tác chiến, mỗi khi trông thấy máy bay của phe mình từ phản lực cho đến trực thăng bị rớt vì hỏa lực của Việt Cộng thì trong lòng mình đau xót lắm chứ. Nó tương tự như mình vừa làm mất một món tài sản thật quý giá. Tôi cùng vài người lính khác vội chạy đến chỗ máy bay rớt xem sao. Băng qua các thửa ruộng và những rặng trâm bầu những bụi dứa dại cùng các lùm bình bát, chúng tôi đến gần chỗ xác máy bay. Nó vạch một đường khá dài trên mặt ruộng lúa và chúc đầu vào một doi đất tiếp nối với bờ đê của con rạch nhỏ. Tôi và các người lính bước bì bõm dưới ruộng lúa đến bên chiếc máy bay. Qua khung cửa mở của buồng lái, tôi thấy duy nhất viên phi công vẫn ngồi yên lặng trên ghế. Tôi cất tiếng gọi nhưng ông ta không trả lời. Nghĩ phi công đã bị thương nên tôi cùng với một người lính khác nhẩy ngay lên sàn tàu để tìm cách giúp đem ông ra khỏi máy bay nhưng đã muộn. Ông ta đã chết. Chút máu ộc từ miệng chảy ra thành vệt nhỏ trên mép. Tôi nhìn kỹ mặt, thân thể viên phi công và không thấy vết thương nào khác dù ông đã chết thật. Người ông lả ra, bất động. Khói từ phần đuôi máy bay vẫn còn nghi ngút tỏa lan theo chiều gió. Một người lính nói vội.
- Coi chừng máy bay có thể nổ. Mình lôi cha nội phi công ra ngoài đi.
Chúng tôi phụ tay cởi bỏ dây đai an toàn và chuyển xác phi công ra khỏi máy bay. Ì ạch khiêng ông lên bờ ruộng rồi đặt nằm ngay ngắn trên một bờ đất phẳng ở gần một con rạch. Tôi quay nhìn lại chiếc máy bay, hai cây đại liên 60 ly vẫn nằm yên gục đầu ở hai phía bên cửa trống với những dây đạn vàng choé. Cánh quạt lớn trên nóc máy bay vẫn đảo nhè nhẹ theo cơn gió đồng...
- Anh có coi phía sau lưng người phi công không? Có thể ông ta bị trúng đạn hay miểng gì đó xuyên vào tim thì sao? Tôi cắt lời anh Tấn, hỏi.
Nhìn tôi, anh Tấn khẽ lắc đầu rồi kể tiếp:
- Không. Vũ à! Như tôi vừa kể, không có vết thương gì trên người ông ta hết. Ổng chết vì bị một chấn động quá mạnh mà những anh em khác trong đơn vị tôi lúc đó nói hiệu ứng G forces. Những máy bay khi rớt, người trên đó hay bị như vậy. Hình như chấn động lúc máy bay tiếp đất đã làm hệ thần kinh trong xương sống bị giãn ra rồi co lại đột ngột nên làm ông ta chết. Họ nói vậy... tôi cũng không rõ lắm.
- Không có xạ thủ trên máy bay vậy trực thăng đến đó làm gì để cho bị bắn rớt? Tôi lại hỏi tiếp.
- Tôi nghĩ có lẽ chiếc trực thăng bay đến để bốc ông tướng tư lệnh sư đoàn hoặc định bay về để đón thân nhân nào đó sống trong vùng Củ Chi-Hậu Nghĩa hay Trảng Bàng... nhưng đã hỏng nhiệm vụ. Có điều lạ, ông phi công không mặc đồ bay như vẫn thường thấy mà là bộ đồ sơ-vin dân sự áo trắng quần xanh. Cũng chẳng có Colt 45 hay Ru lô trái khế gì trên người ông phi công nữa Vũ. Đặt xác phi công nằm yên trên mặt đất xong, tôi và mấy người lính quay trở về chỗ cũ của mình. Chiếc trực thăng nằm im lìm một đống lù lù trên mặt ruộng lúa, vẫn còn tỏa các vệt khói và chưa bị nổ tan như tụi tui nghĩ. Về lại chỗ đóng quân, cả ngàn người lính chúng tôi, súng ống còn đủ với hàng chục xe tăng M 113, súng cối, súng DKZ... bên cạnh mà phải án binh bất động suốt cả đêm trên cánh đồng lúa. Đêm dài qua chầm chậm, tai chúng tôi vẫn nghe tiếng súng tiếng nổ lớn từ hướng Sài Gòn vọng lại. Bình minh đến rồi gần trưa thì đơn vị tan đội hình khi nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng trên làn sóng phát thanh. Sau khi bàn bạc, các sĩ quan chỉ huy đã lệnh cho một binh sĩ trong chúng tôi phất cờ trắng ra hàng bọn Việt Cộng đang chờ sẵn ngay ngoài mặt đường lộ chính. Lần lượt chúng tôi bỏ các xe GMC, xe tăng vẫn còn nổ máy để kéo nhau đầu hàng tập thể. Súng ống, quân dụng vất thành đống bên bờ ruộng. Đủ cả... từ Colt 45, súng trường M16, súng phóng lựu M79, M72, mũ sắt cá nhân, máy truyền tin PRC 25, ba lô và cả giầy trận nữa. Vất, vất tuốt. Có người không chịu đầu hàng lại tự mình tự sát tại chỗ. Thật kiêu hùng và cũng thật bi thương cho những cái chết vào giờ cuối cuộc chiến. Có người khóc ngon lành, nước mắt ràn rụa trên má như trẻ thơ. Lúc đấy, tôi cũng hoang mang và tuyệt vọng lắm. Cả một đạo quân lớn mạnh như vậy mà phút chốc phải giải giáp quy hàng. Tôi cũng định... đoàng một phát cho rồi đời lính Cộng Hòa nhưng nghĩ mình còn mẹ già nên lại thôi.
- Coi chừng máy bay có thể nổ. Mình lôi cha nội phi công ra ngoài đi.
Chúng tôi phụ tay cởi bỏ dây đai an toàn và chuyển xác phi công ra khỏi máy bay. Ì ạch khiêng ông lên bờ ruộng rồi đặt nằm ngay ngắn trên một bờ đất phẳng ở gần một con rạch. Tôi quay nhìn lại chiếc máy bay, hai cây đại liên 60 ly vẫn nằm yên gục đầu ở hai phía bên cửa trống với những dây đạn vàng choé. Cánh quạt lớn trên nóc máy bay vẫn đảo nhè nhẹ theo cơn gió đồng...
- Anh có coi phía sau lưng người phi công không? Có thể ông ta bị trúng đạn hay miểng gì đó xuyên vào tim thì sao? Tôi cắt lời anh Tấn, hỏi.
Nhìn tôi, anh Tấn khẽ lắc đầu rồi kể tiếp:
- Không. Vũ à! Như tôi vừa kể, không có vết thương gì trên người ông ta hết. Ổng chết vì bị một chấn động quá mạnh mà những anh em khác trong đơn vị tôi lúc đó nói hiệu ứng G forces. Những máy bay khi rớt, người trên đó hay bị như vậy. Hình như chấn động lúc máy bay tiếp đất đã làm hệ thần kinh trong xương sống bị giãn ra rồi co lại đột ngột nên làm ông ta chết. Họ nói vậy... tôi cũng không rõ lắm.
- Không có xạ thủ trên máy bay vậy trực thăng đến đó làm gì để cho bị bắn rớt? Tôi lại hỏi tiếp.
- Tôi nghĩ có lẽ chiếc trực thăng bay đến để bốc ông tướng tư lệnh sư đoàn hoặc định bay về để đón thân nhân nào đó sống trong vùng Củ Chi-Hậu Nghĩa hay Trảng Bàng... nhưng đã hỏng nhiệm vụ. Có điều lạ, ông phi công không mặc đồ bay như vẫn thường thấy mà là bộ đồ sơ-vin dân sự áo trắng quần xanh. Cũng chẳng có Colt 45 hay Ru lô trái khế gì trên người ông phi công nữa Vũ. Đặt xác phi công nằm yên trên mặt đất xong, tôi và mấy người lính quay trở về chỗ cũ của mình. Chiếc trực thăng nằm im lìm một đống lù lù trên mặt ruộng lúa, vẫn còn tỏa các vệt khói và chưa bị nổ tan như tụi tui nghĩ. Về lại chỗ đóng quân, cả ngàn người lính chúng tôi, súng ống còn đủ với hàng chục xe tăng M 113, súng cối, súng DKZ... bên cạnh mà phải án binh bất động suốt cả đêm trên cánh đồng lúa. Đêm dài qua chầm chậm, tai chúng tôi vẫn nghe tiếng súng tiếng nổ lớn từ hướng Sài Gòn vọng lại. Bình minh đến rồi gần trưa thì đơn vị tan đội hình khi nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng trên làn sóng phát thanh. Sau khi bàn bạc, các sĩ quan chỉ huy đã lệnh cho một binh sĩ trong chúng tôi phất cờ trắng ra hàng bọn Việt Cộng đang chờ sẵn ngay ngoài mặt đường lộ chính. Lần lượt chúng tôi bỏ các xe GMC, xe tăng vẫn còn nổ máy để kéo nhau đầu hàng tập thể. Súng ống, quân dụng vất thành đống bên bờ ruộng. Đủ cả... từ Colt 45, súng trường M16, súng phóng lựu M79, M72, mũ sắt cá nhân, máy truyền tin PRC 25, ba lô và cả giầy trận nữa. Vất, vất tuốt. Có người không chịu đầu hàng lại tự mình tự sát tại chỗ. Thật kiêu hùng và cũng thật bi thương cho những cái chết vào giờ cuối cuộc chiến. Có người khóc ngon lành, nước mắt ràn rụa trên má như trẻ thơ. Lúc đấy, tôi cũng hoang mang và tuyệt vọng lắm. Cả một đạo quân lớn mạnh như vậy mà phút chốc phải giải giáp quy hàng. Tôi cũng định... đoàng một phát cho rồi đời lính Cộng Hòa nhưng nghĩ mình còn mẹ già nên lại thôi.
(còn nữa)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment