PHÍA SAU SỰ THẬT
Tuesday, August 12, 2014
[Truyện ngắn]PHÍA SAU SỰ THẬT
Trời đang mưa mà, anh đi đâu vậy?”- Mai ngạc nhiên. Không trả lời vợ, tôi lầm lũi dắt xe ra. “Ba ơi, áo mưa của ba nè. Ba mặc vô thì con mới cho ba đi”- bé Linh đang ngồi học cạnh cửa sổ, vội nhảy xuống lấy chiếc áo mưa đưa cho tôi.
***
Tôi nhìn con, sự bực tức chợt dịu đi. Tôi cúi xuống hôn con rồi mặc áo mưa vào: “Con vô học bài đi”.
Thật sự tôi cũng không biết mình định đi đâu nên cuối cùng ghé vào một quán cà phê bên đường. Tôi ngồi đó, đếm từng giọt cà phê để gậm nhấm nỗi buồn của một thằng đàn ông bị vợ cắm sừng…
Tôi gặp Mai khi vợ tôi vừa chia tay một cuộc tình. Lý do là vì ba cô ấy không chấp nhận một anh con rể là Việt kiều. Gần 1 năm sau thì chúng tôi tổ chức cưới. Đó là vào năm 2004. Mãi 3 năm sau chúng tôi mới sinh được cô con gái đầu lòng. “Nó giống thằng cha nó như tạc. Con gái giống cha thì giàu ba họ nghe con”- mẹ vợ của tôi nói vậy khi vào bệnh viện thăm con gái và cháu ngoại.
Tôi nghe mà sướng rơn trong lòng. Còn mẹ tôi cũng mừng như bắt được vàng dù trong thâm tâm, bà mong một đứa cháu trai. Tôi nói để mẹ vui: “Mẹ đừng lo, khi nào con bé lớn một chút, chúng con sẽ sinh cho mẹ thằng cu”. Nhưng mẹ tôi đã không thể chờ đợi. Bà mất khi bé Linh tròn 3 tuổi.
Con bé càng lớn càng xinh đẹp giống mẹ. Tôi nói với vợ: “Công em mang nặng đẻ đau nên con giống em là phải rồi”. Mai ngắm con rồi mỉm cười: “Em thấy nó giống anh và bà nội chứ có giống em chút nào đâu? Cái trán rộng, cái mũi thẳng, cái cằm lẹm không phải y chang anh đó sao?”.
Tôi lại ngắm con và thấy có vẻ như Mai nói đúng. Chính vì vậy mà tôi yêu con bé hơn mọi thứ trên đời. Từ khi nó mới hai tuổi, đi đâu, làm gì tôi cũng đưa nó theo. Thậm chí, đi công tác xa, tôi cũng mang con đi cùng. Vợ tôi cằn nhằn thì tôi cười: “Có con bên cạnh, anh làm việc hiệu quả hơn. Với lại, có nó, anh sẽ không bị các bà, các cô quấy rầy. Em chưa thấy hết quyền lực của con đâu”.
Tôi yêu con còn vì một lẽ: Từ khi sinh nó ra, công việc làm ăn của chúng tôi luôn trôi chảy, thuận lợi. Tôi tin con bé “hạp tuổi” với mình và hay gọi con là “Cô công chúa xinh đẹp của ba”. Con bé cũng quấn quýt ba nhiều hơn mẹ. Đối với nó, ba như một người bạn lớn. Bất cứ lúc nào nó cần, ba cũng có mặt để bảo vệ, chở che. “Anh làm hư con”- vợ tôi lại cằn nhằn. “Anh thương con chứ đâu có chìu nó mà em sợ?”- tôi chống chế.
Cho đến năm bé Linh 6 tuổi, tôi bảo vợ: “Em sinh cho anh một đứa nữa nhé? Có chị, có em cho vui cửa vui nhà”. Nhưng Mai lắc đầu: “Em lớn tuổi rồi, sinh khó lắm. Thôi, một đứa cũng được. Miễn là mình nuôi dạy con tốt”. Tôi nằn nì: “Em mà lớn tuổi thì cả thế giới này thành bà lão hết… Sinh cho anh thêm đứa nữa đi rồi em muốn gì anh cũng chìu”. Tôi nói mãi khiến Mai xiêu lòng: “Anh hứa rồi đó nghen. Nhưng trai hay gái gì cũng một đứa nữa thôi”.
Thế nhưng, mãi mà Mai vẫn chưa có thai. Tôi không dám hối thúc sợ tạo áp lực cho vợ nên tâm sự với cô em gái là bác sĩ ở bệnh viện phụ sản. Cô em nói ngay: “Tại chị Mai lâu sinh quá nên có thể bị vô sinh thứ phát. Anh chị nên đến đây để em khám và điều trị sớm vì nếu để lâu chị Mai lớn tuổi sẽ khó”…
Tôi hơi do dự nhưng cuối cùng cũng nói với vợ. Nghe xong, Mai lắc đầu: “Con cái là của trời cho, không có thì thôi, việc gì anh phải bận tâm như vậy”. Khi tôi kể điều này với cô em gái thì nó lại bảo: “Vậy thì anh đi kiểm tra thử xem có trục trặc gì không? Có khi không phải chị Mai mà là anh có vấn đề…”. Thoạt đầu tôi cũng ái ngại nhưng cô em nói mãi, tôi đành phải nghe.
Gần đến ngày hẹn nhận kết quả, cô em gái bỗng gọi cho tôi: “Anh rảnh thì đến chỗ em đi. Có chuyện này lạ lắm”. Tuy chẳng hiểu mấy về chuyên môn nhưng khi nghe em nói, tôi lờ mờ hiểu rằng, mình mắc một chứng bệnh gì đó nên không thể có con. “Hay là… mình làm lại xét nghiệm đi. Em sẽ nhờ lãnh đạo bệnh viện hội chẩn kết quả”- cô em tôi nài nỉ.
Kết quả vẫn thế. Chưa kể, khi biết tôi đã có một cô gái, vị giáo sư trưởng khoa nhíu mày lẩm bẩm: “Không thể như thế được”. Và tôi đã làm một chuyện mà giờ đây mới biết là hết sức ngu ngốc. Đó là thử ADN của con bởi tôi vẫn còn chút hi vọng là mình chỉ bị “vô sinh thứ phát”. Nhưng thực tế quá đau lòng. Giữa tôi và con bé không có một mối liên hệ máu thịt nào…
Cầm kết quả trong tay, tôi đờ đẫn cả người. Toàn thân tôi rã rời, cảm giác tuyệt vọng, đớn đau, giận dữ khiến tôi thấy ngộp thở. Phải hiểu chuyện này như thế nào đây? Bé Linh là con ai? Ai đã ăn ốc mà bắt tôi phải đổ vỏ? Mai đã phản bội tôi khi nào? Tại sao sự phản bội lại ẩn nấp trong một vỏ bọc nồng nàn, hiền dịu đến vậy? Càng nghĩ, tôi càng muốn phát điên và chỉ muốn chạy thẳng đến trước mặt vợ, dí bản kết quả xét nghiệm vào mặt cô ta…
Thế nhưng nhiều ngày, nhiều tháng đã trôi qua mà tôi không làm gì cả, bởi tôi không thể chịu nỗi ý nghĩ phải rời xa đứa con mà bao nhiêu năm qua tôi đã dành hết tình cảm yêu thương của một người cha cho nó… Tôi không thể chia tay vì giữa chúng tôi có một đứa con – dù nó không phải con tôi…
Liệu tôi còn có thể mang chiếc mặt nạ bình thản ấy đến bao giờ ? .
Trời đang mưa mà, anh đi đâu vậy?”- Mai ngạc nhiên. Không trả lời vợ, tôi lầm lũi dắt xe ra. “Ba ơi, áo mưa của ba nè. Ba mặc vô thì con mới cho ba đi”- bé Linh đang ngồi học cạnh cửa sổ, vội nhảy xuống lấy chiếc áo mưa đưa cho tôi.
***
Tôi nhìn con, sự bực tức chợt dịu đi. Tôi cúi xuống hôn con rồi mặc áo mưa vào: “Con vô học bài đi”.
Thật sự tôi cũng không biết mình định đi đâu nên cuối cùng ghé vào một quán cà phê bên đường. Tôi ngồi đó, đếm từng giọt cà phê để gậm nhấm nỗi buồn của một thằng đàn ông bị vợ cắm sừng…
Tôi gặp Mai khi vợ tôi vừa chia tay một cuộc tình. Lý do là vì ba cô ấy không chấp nhận một anh con rể là Việt kiều. Gần 1 năm sau thì chúng tôi tổ chức cưới. Đó là vào năm 2004. Mãi 3 năm sau chúng tôi mới sinh được cô con gái đầu lòng. “Nó giống thằng cha nó như tạc. Con gái giống cha thì giàu ba họ nghe con”- mẹ vợ của tôi nói vậy khi vào bệnh viện thăm con gái và cháu ngoại.
Tôi nghe mà sướng rơn trong lòng. Còn mẹ tôi cũng mừng như bắt được vàng dù trong thâm tâm, bà mong một đứa cháu trai. Tôi nói để mẹ vui: “Mẹ đừng lo, khi nào con bé lớn một chút, chúng con sẽ sinh cho mẹ thằng cu”. Nhưng mẹ tôi đã không thể chờ đợi. Bà mất khi bé Linh tròn 3 tuổi.
Con bé càng lớn càng xinh đẹp giống mẹ. Tôi nói với vợ: “Công em mang nặng đẻ đau nên con giống em là phải rồi”. Mai ngắm con rồi mỉm cười: “Em thấy nó giống anh và bà nội chứ có giống em chút nào đâu? Cái trán rộng, cái mũi thẳng, cái cằm lẹm không phải y chang anh đó sao?”.
Tôi lại ngắm con và thấy có vẻ như Mai nói đúng. Chính vì vậy mà tôi yêu con bé hơn mọi thứ trên đời. Từ khi nó mới hai tuổi, đi đâu, làm gì tôi cũng đưa nó theo. Thậm chí, đi công tác xa, tôi cũng mang con đi cùng. Vợ tôi cằn nhằn thì tôi cười: “Có con bên cạnh, anh làm việc hiệu quả hơn. Với lại, có nó, anh sẽ không bị các bà, các cô quấy rầy. Em chưa thấy hết quyền lực của con đâu”.
Tôi yêu con còn vì một lẽ: Từ khi sinh nó ra, công việc làm ăn của chúng tôi luôn trôi chảy, thuận lợi. Tôi tin con bé “hạp tuổi” với mình và hay gọi con là “Cô công chúa xinh đẹp của ba”. Con bé cũng quấn quýt ba nhiều hơn mẹ. Đối với nó, ba như một người bạn lớn. Bất cứ lúc nào nó cần, ba cũng có mặt để bảo vệ, chở che. “Anh làm hư con”- vợ tôi lại cằn nhằn. “Anh thương con chứ đâu có chìu nó mà em sợ?”- tôi chống chế.
Cho đến năm bé Linh 6 tuổi, tôi bảo vợ: “Em sinh cho anh một đứa nữa nhé? Có chị, có em cho vui cửa vui nhà”. Nhưng Mai lắc đầu: “Em lớn tuổi rồi, sinh khó lắm. Thôi, một đứa cũng được. Miễn là mình nuôi dạy con tốt”. Tôi nằn nì: “Em mà lớn tuổi thì cả thế giới này thành bà lão hết… Sinh cho anh thêm đứa nữa đi rồi em muốn gì anh cũng chìu”. Tôi nói mãi khiến Mai xiêu lòng: “Anh hứa rồi đó nghen. Nhưng trai hay gái gì cũng một đứa nữa thôi”.
Thế nhưng, mãi mà Mai vẫn chưa có thai. Tôi không dám hối thúc sợ tạo áp lực cho vợ nên tâm sự với cô em gái là bác sĩ ở bệnh viện phụ sản. Cô em nói ngay: “Tại chị Mai lâu sinh quá nên có thể bị vô sinh thứ phát. Anh chị nên đến đây để em khám và điều trị sớm vì nếu để lâu chị Mai lớn tuổi sẽ khó”…
Tôi hơi do dự nhưng cuối cùng cũng nói với vợ. Nghe xong, Mai lắc đầu: “Con cái là của trời cho, không có thì thôi, việc gì anh phải bận tâm như vậy”. Khi tôi kể điều này với cô em gái thì nó lại bảo: “Vậy thì anh đi kiểm tra thử xem có trục trặc gì không? Có khi không phải chị Mai mà là anh có vấn đề…”. Thoạt đầu tôi cũng ái ngại nhưng cô em nói mãi, tôi đành phải nghe.
Gần đến ngày hẹn nhận kết quả, cô em gái bỗng gọi cho tôi: “Anh rảnh thì đến chỗ em đi. Có chuyện này lạ lắm”. Tuy chẳng hiểu mấy về chuyên môn nhưng khi nghe em nói, tôi lờ mờ hiểu rằng, mình mắc một chứng bệnh gì đó nên không thể có con. “Hay là… mình làm lại xét nghiệm đi. Em sẽ nhờ lãnh đạo bệnh viện hội chẩn kết quả”- cô em tôi nài nỉ.
Kết quả vẫn thế. Chưa kể, khi biết tôi đã có một cô gái, vị giáo sư trưởng khoa nhíu mày lẩm bẩm: “Không thể như thế được”. Và tôi đã làm một chuyện mà giờ đây mới biết là hết sức ngu ngốc. Đó là thử ADN của con bởi tôi vẫn còn chút hi vọng là mình chỉ bị “vô sinh thứ phát”. Nhưng thực tế quá đau lòng. Giữa tôi và con bé không có một mối liên hệ máu thịt nào…
Cầm kết quả trong tay, tôi đờ đẫn cả người. Toàn thân tôi rã rời, cảm giác tuyệt vọng, đớn đau, giận dữ khiến tôi thấy ngộp thở. Phải hiểu chuyện này như thế nào đây? Bé Linh là con ai? Ai đã ăn ốc mà bắt tôi phải đổ vỏ? Mai đã phản bội tôi khi nào? Tại sao sự phản bội lại ẩn nấp trong một vỏ bọc nồng nàn, hiền dịu đến vậy? Càng nghĩ, tôi càng muốn phát điên và chỉ muốn chạy thẳng đến trước mặt vợ, dí bản kết quả xét nghiệm vào mặt cô ta…
Thế nhưng nhiều ngày, nhiều tháng đã trôi qua mà tôi không làm gì cả, bởi tôi không thể chịu nỗi ý nghĩ phải rời xa đứa con mà bao nhiêu năm qua tôi đã dành hết tình cảm yêu thương của một người cha cho nó… Tôi không thể chia tay vì giữa chúng tôi có một đứa con – dù nó không phải con tôi…
Liệu tôi còn có thể mang chiếc mặt nạ bình thản ấy đến bao giờ ? .
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment