Tác Giả Hà Mã
Sunday, February 23, 2014
Mặc dù là tác giả “hot” nhất tại Trung Quốc hiện nay, tên tuổi thực và xuất thân cụ thể của Hà Mã vẫn là bí ẩn đối với độc giả. Thông tin ngắn ngủi mà người ta biết về anh là Hà Mã người quê Tứ Xuyên, từng sống 10 năm ở Tây Tạng. Anh thích thám hiểm, từng một mình vượt qua Khả Khả Tây Lý, rừng rậm nguyên thủy Xi Xuang Ba Na - những khu vực hoang vu và hiểm nguy chết người tại Tây Tạng. Kiến thức, kinh nghiệm và ký ức thu được từ những chuyến đi đó, cùng với tài năng hư cấu xuất sắc, đã giúp Hà Mã sáng tác nên bộ kỳ thư Mật Mã Tây Tạng.
Những câu chuyện kinh hồn bạt vía được miêu tả trong tác phẩm của Hà Mã đã thu hút rất nhiều người ưa du lịch mạo hiểm, bởi vậy chuỗi của hàng chuyên bán đồ phục vụ dã ngoại, thám hiểm San Fu quyết định lần đầu tiên bán sách và bày Mật Mã Tây Tạng ở những nơi nổi bật nhất.Nhà Văn Hà Mã |
Ngòi bút của một người từng có mười năm sống ở Tây Tạng như Hà Mã đủ sức mạnh để khiến độc giả phải choáng ngợp, sững sờ trước những khung cảnh mà nó vẽ ra - từ hoang mạc Khả Khả Tây Lý, sông băng Mã La Sơn, đỉnh Côn Luân kỳ vĩ đến Thuỷ Tinh Cung ngầm trong lòng đất thập phần tráng lệ. Sự khốc liệt của miền đất thiêng Tây Tạng được Hà Mã đưa vào tác phẩm qua rất nhiều trường đoạn đặc sắc, mô tả những pha rượt đuổi kinh hồn và những màn đấu trí để giành giật sự sống giữa những loài động vật chốn băng nguyên như cuộc chiến giữa đại kim điêu với gấu ngựa thảo nguyên, rồi đến lượt mình, đại kim điêu lại bị đánh bại bởi màn dàn trận của bầy sói trên hoang mạc...
Trong bài phỏng vấn do nhà xuất bản Trùng Khánh cung cấp, Hà Mã cho biết, trước khi viết bộ sách này, qua lời kể của cha, ông biết ở Tây Tạng có một loài chó rất dũng mãnh gọi là Tạng Ngao. Ông lại rất muốn viết về chó mà phải là giống chó lợi hại nhất, do đó Hà Mã đã quyết định chọn Tạng Ngao làm đích đến cho chuyến thám hiểm của nhân vật chính Trác Mộc Cường Ba. Hà Mã chia sẻ, toàn bộ cốt truyện là hư cấu nhưng kiến văn về con người và văn hóa Tạng hoàn toàn dựa vào lịch sử và sách vở.
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu về Tạng Ngao, ông hiểu thêm về cuộc diệt Phật ở Tây Tạng vào Công nguyên năm 838, từ những biến chuyển lịch sử đó dẫn đến cuộc tranh giành kho báu Phật bị chôn giấu ngàn năm trên đất Tạng. Để viết được quyển sách mang tầm vóc sử thi như vậy, Hà Mã cho biết bản thân đã không ngừng đi, học và đọc. Ông từng một mình vượt qua hoang mạc Khả Khả Tây Lý và rừng nguyên sinh Tây Song Bản Nạp để tìm kiếm cảm hứng sáng tác. Chính những tri thức và kinh nghiệm thực tế ấy đã giúp Hà Mã hoàn thành câu chuyện mang tầm vóc sử thi về đất Tạng, mở ra một cánh cửa mới để con người hiện đại hiểu hơn về vùng đất kỳ bí này.
Khi phóng viên Tân Hoa xã đề nghị trực tiếp phỏng vấn Hà Mã thông qua điện thoại thì phía nhà xuất bản từ chối với lý do trong đời sống thực tế rất ít bạn bè của Hà Mã biết ông là tác giả của Mật mã Tây Tạng, vì vậy tất cả đều chỉ có thể thông qua email liên lạc. Rốt cuộc Hà Mã là người như thế nào vẫn còn là bí ẩn với công chúng mặc dù bộ truyện của ông đã không ngừng làm chấn động văn đàn Trung Quốc
Các tác phẩm của Hà Mã đã được dịch tại Việt Nam:
- Mật Mã Tây Tạng (trọn bộ 10 tập)
- Kinh Thiên Kỳ Án
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment