Nhỏ của ngày xưa
Thursday, January 3, 2013
Nhà Nhỏ ở dưới chân núi, xa tít sau bạt ngàn rừng cà phê. Mỗi khi đến mùa, hoa trắng cả một vùng trời. Đại ngàn Trường Sơn thâm u và bí ẩn, Nhỏ hiển hiện như một loài hoa giữa những cánh rừng già.
***
Chẳng biết quê Nhỏ từ đâu, chỉ biết sau một mùa hè tầm tã mưa rừng, tôi đến lớp học thì thấy Nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, da trắng như ở miền xuôi lên.
Không giống như những lớp học dưới đồng bằng, lớp chúng tôi toàn là những trai làng quá lứa, học muộn nên dáng người cao to, trông rất người lớn. Còn Nhỏ, đúng như cái tên gọi, trông bé xíu nên chúng tôi gọi là "hạt tiêu". Ở xứ vùng sâu vùng xa này chỉ có năm lớp cấp 3 học chung với cấp 2, điều này cũng may mắn, nếu không chúng tôi phải đi 30 cây số mới đến trường cấp 3 ngoài thị trấn.
Chỉ sau ngày thứ hai đến lớp, tôi theo chân người con gái nhỏ nhắn nhưng rất hiền hậu này về gần tận nhà. Thì ra nhà cô bé ở dưới chân núi, ngôi nhà có nhiều hoa giấy đỏ thắm cả vùng trời. Từ nhà đến trường cũng phải đi qua hai quả đồi và phải lội suối. Và như thế, cô bé cuốc bộ đi học, vẫn băng rừng một mình như một người con của bản thực thụ.
Những ngày mưa giăng, khi núi đồi trắng trời một màu mưa, học sinh sợ không đến lớp, tôi tìm đến nhà Nhỏ rủ nhau vượt suối đến trường. Con đường trơn trượt như dài thêm trước mặt hai chúng tôi, khi đến được với lớp học thì sách vở ướt nhèm, áo quần nhếch nhác như những người đi rừng lâu ngày trở về bản. Chúng tôi nhìn nhau cười và tự hào về cuộc vượt lũ của mình, trong khi lớp học vắng hoe, thầy giáo chỉ dạy có năm ba người.
Đã có những mùa hè nắng nổ cả tre lồ ô đi qua, mùa này thường có một loài chim về gọi lúc sáng sớm và mỗi hoàng hôn. Chẳng biết tên của nó là gì nhưng tiếng kêu nghe ai oán: "Con còn côi côộc, ôốc dôộc chưa tề" (ôốc dôộc là ốt dốt, tiếng địa phương là xấu hổ).
Tôi kể Nhỏ nghe về sự tích của loài chim này, rằng có một bà mẹ đưa con lên rẫy, móc võng vào gốc cây cho con nằm ngủ để rảnh tay làm việc. Một ngày nọ sau những ngày cây lá khô, bà mẹ châm lửa đốt rừng, lửa cháy nghi ngút, rừng cháy vàng, những tiếng nổ lốt đốp, những tàn tro bay lên, một lát sau bà mẹ nghĩ đến con, quay lại, nhưng con đã nằm trong rừng lửa.
Đứa con chết hoá thành con chim kêu vào những mùa nắng nóng khi lửa rừng cháy nghi ngút. Nhỏ nghe xong, bảo sẽ chẳng bao giờ dám đi học một mình dưới những cánh rừng già hay qua những đồi vắng, dù khu rừng ấy đẹp như cổ tích bởi những nhành lan sặc sỡ hay những ngọn đồi tím ngắt hoa mua.
Kỷ niệm với Nhỏ đã gắn liền với những thời khắc nghiệt ngã của thiên nhiên, với những lần băng rừng giữa cơn mưa tầm tã hay những ngày nắng cháy khô cả con suối đi qua làng.
Một ngày mưa rừng, lũ về cuồn cuộn cuốn trôi mọi thứ nơi nó đi qua. Cả bản phải dìu nhau lên đồi cao chờ cứu hộ. Sự giận giữ của núi rừng đã cuốn đi những người con của bản, trong đó có Nhỏ của tôi. Sau buổi chiều tan học, Nhỏ cùng đám bạn về nhà, khi qua suối bị lũ cuốn đi, mang theo cả sách vở, cả ước mơ và những điều chưa dám nói. Mấy ngày sau khi cơn lũ đi qua, cả làng đi tìm nhưng vô vọng, dường như Nhỏ tan vào cơn mưa, hoà vào rừng xanh hun hút về phía chân trời.
Giờ thì cây cầu treo đã bắc qua suối, không còn ai lội suối đi học nữa. Năm nay cơn lũ lại về, làng tôi phải leo lên lèn đá để trốn. Tôi nhớ về Nhỏ của ngày xưa khi mưa trắng xóa trời. Nỗi nhớ như hòa vào cơn vần vũ.
***
Chẳng biết quê Nhỏ từ đâu, chỉ biết sau một mùa hè tầm tã mưa rừng, tôi đến lớp học thì thấy Nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, da trắng như ở miền xuôi lên.
Không giống như những lớp học dưới đồng bằng, lớp chúng tôi toàn là những trai làng quá lứa, học muộn nên dáng người cao to, trông rất người lớn. Còn Nhỏ, đúng như cái tên gọi, trông bé xíu nên chúng tôi gọi là "hạt tiêu". Ở xứ vùng sâu vùng xa này chỉ có năm lớp cấp 3 học chung với cấp 2, điều này cũng may mắn, nếu không chúng tôi phải đi 30 cây số mới đến trường cấp 3 ngoài thị trấn.
Chỉ sau ngày thứ hai đến lớp, tôi theo chân người con gái nhỏ nhắn nhưng rất hiền hậu này về gần tận nhà. Thì ra nhà cô bé ở dưới chân núi, ngôi nhà có nhiều hoa giấy đỏ thắm cả vùng trời. Từ nhà đến trường cũng phải đi qua hai quả đồi và phải lội suối. Và như thế, cô bé cuốc bộ đi học, vẫn băng rừng một mình như một người con của bản thực thụ.
Những ngày mưa giăng, khi núi đồi trắng trời một màu mưa, học sinh sợ không đến lớp, tôi tìm đến nhà Nhỏ rủ nhau vượt suối đến trường. Con đường trơn trượt như dài thêm trước mặt hai chúng tôi, khi đến được với lớp học thì sách vở ướt nhèm, áo quần nhếch nhác như những người đi rừng lâu ngày trở về bản. Chúng tôi nhìn nhau cười và tự hào về cuộc vượt lũ của mình, trong khi lớp học vắng hoe, thầy giáo chỉ dạy có năm ba người.
Đã có những mùa hè nắng nổ cả tre lồ ô đi qua, mùa này thường có một loài chim về gọi lúc sáng sớm và mỗi hoàng hôn. Chẳng biết tên của nó là gì nhưng tiếng kêu nghe ai oán: "Con còn côi côộc, ôốc dôộc chưa tề" (ôốc dôộc là ốt dốt, tiếng địa phương là xấu hổ).
Tôi kể Nhỏ nghe về sự tích của loài chim này, rằng có một bà mẹ đưa con lên rẫy, móc võng vào gốc cây cho con nằm ngủ để rảnh tay làm việc. Một ngày nọ sau những ngày cây lá khô, bà mẹ châm lửa đốt rừng, lửa cháy nghi ngút, rừng cháy vàng, những tiếng nổ lốt đốp, những tàn tro bay lên, một lát sau bà mẹ nghĩ đến con, quay lại, nhưng con đã nằm trong rừng lửa.
Đứa con chết hoá thành con chim kêu vào những mùa nắng nóng khi lửa rừng cháy nghi ngút. Nhỏ nghe xong, bảo sẽ chẳng bao giờ dám đi học một mình dưới những cánh rừng già hay qua những đồi vắng, dù khu rừng ấy đẹp như cổ tích bởi những nhành lan sặc sỡ hay những ngọn đồi tím ngắt hoa mua.
Kỷ niệm với Nhỏ đã gắn liền với những thời khắc nghiệt ngã của thiên nhiên, với những lần băng rừng giữa cơn mưa tầm tã hay những ngày nắng cháy khô cả con suối đi qua làng.
Một ngày mưa rừng, lũ về cuồn cuộn cuốn trôi mọi thứ nơi nó đi qua. Cả bản phải dìu nhau lên đồi cao chờ cứu hộ. Sự giận giữ của núi rừng đã cuốn đi những người con của bản, trong đó có Nhỏ của tôi. Sau buổi chiều tan học, Nhỏ cùng đám bạn về nhà, khi qua suối bị lũ cuốn đi, mang theo cả sách vở, cả ước mơ và những điều chưa dám nói. Mấy ngày sau khi cơn lũ đi qua, cả làng đi tìm nhưng vô vọng, dường như Nhỏ tan vào cơn mưa, hoà vào rừng xanh hun hút về phía chân trời.
Giờ thì cây cầu treo đã bắc qua suối, không còn ai lội suối đi học nữa. Năm nay cơn lũ lại về, làng tôi phải leo lên lèn đá để trốn. Tôi nhớ về Nhỏ của ngày xưa khi mưa trắng xóa trời. Nỗi nhớ như hòa vào cơn vần vũ.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment